Chip cầu bắc là gì? Vì sao không thấy nó ở trên Mainboard?

vị trí của chipset cầu bắc ở ngay dưới CPU

Chip cầu bắc là thuật ngữ được nhắc tới nhiều bởi những người chơi linh kiện PC nói chung trong những năm trước đây. Còn nếu lần đầu nghe tới thuật ngữ này và chưa hiểu nó là cái gì thì khám phá ngay nội dung dưới đây của Protech Computer.

Chip cầu bắc là gì? Chức năng của nó ra sao?

Chip cầu bắc (tiếng anh là Northbridge chipset) là một trong hai chipset trên bo mạch chủ của PC, laptop. Chip còn lại là chip cầu nam.

Về chức năng, con chip này chịu trách nhiệm giao tiếp giữa giao diện CPU, Ram, các cổng sử dụng chuẩn PCI Express và khe cắm AGP (một cổng cắm cũ cho các card đồ họa đã bị loại bỏ).

Với vai trò làm trạm trung chuyển thông tin dữ liệu giữa CPU và các bộ phận khác, chip cầu bắc đảm bảo CPU có thể truy cập và xuất trả lại dữ liệu một cách nhanh chóng với RAM, GPU.

Đồng thời cũng thông qua bộ phận này, CPU cũng giao tiếp được với các linh kiện khác như ổ cứng, các cổng cắm I/O trên mainboard,… nhưng khác ở chỗ là chipset cầu bắc sẽ truyền và nhận tín hiệu tới chip cầu nam để trả thông tin về cho CPU đọc hiểu.

Chức năng của chip cầu bắc

Vị trí của chip cầu bắc trên bo mạch chủ

Chipset cầu bắc được hàn chết trên bo mạch chủ thường nằm ở phía dưới ở khung socket CPU.

Đây là một trong hai con chip cùng với chip cầu nam quan trọng được sản xuất với nhiệm vụ làm cầu nối giao tiếp giữa các linh kiện.

Để nhận dạng được đâu là chip cầu bắc, bạn có thể dựa vào các yếu tố sau:

  • Là con chip có kích thước lớn thứ 2 sau khay CPU trên bề mặt bo mạch chủ
  • Nằm giữa 3 khu vực: socket CPU, Ram và khe AGP (khe cắm card đồ họa có lẫy giữ)
  • Có miếng tản nhiệt nhôm hoặc đồng
  • Vị trí nằm ngay dưới khay socket CPU

Bạn có thể nhìn vị trí và hình ảnh của chipset cầu bắc trong ảnh dưới đây.

vị trí của chipset cầu bắc ở ngay dưới CPU

Vai trò quan trọng của chip cầu bắc

Trong các dòng bo mạch chủ đời cũ, chip cầu bắc là một linh kiện vô cùng quan trọng, có vai trò quyết định một loạt các khía cạnh quan trọng của hiệu suất và khả năng của máy tính.

1. Đảm bảo tính tương thích giữa CPU và Ram

Trong đó chip cầu bắc quyết định loại CPU có thể sử dụng được trên mỗi chiếc bo mạch chủ cụ thể.

Đồng thời nó cũng là thành phần quyết định giới hạn về băng thông và dung lượng RAM có thể được cắm trên các khe DIMM. Nó đóng vai trò chủ chốt trong việc đảm bảo tương thích hoàn hảo giữa CPU và RAM.

2. Quản lý Ram có thể sử dụng

Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của con chip này là quản lý bộ nhớ Ram.

Nó quyết định dung lượng tối đa của RAM mà hệ thống có thể sử dụng. Thậm chí, có thể ảnh hưởng đến việc toàn bộ hệ thống máy tính có thể dùng được bao nhiêu bộ nhớ Ram.

3. Đặt ra các tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định

Mỗi con chip phía bắc trên các bo mạch chủ sẽ quy định một tiêu chuẩn kỹ thuật riêng. Điều này đồng nghĩa đặt ra những hạn chế về mặt kỹ thuật cụ thể đối với các linh kiện khác.

Tuy nhiên, sự hạn chế này có mục đích là đảm bảo hệ thống máy tính hoạt động ổn định và trơn tru nhất khi có sự kết hợp với các linh kiện khác.

4. Có tác động tới tốc độ xung nhịp của CPU

Chipset cầu bắc cũng có vai trò đáng kể đến khả năng ép xung (overclock) của máy tính (CPU, Ram). Nó quyết định mức tối đa mà các linh kiện có thể được kích xung đến, quan trọng trong việc xác định hiệu suất tối ưu của hệ thống.

Lỗi hay gặp do chip cầu bắc và cách khắc phục

Vì là bộ phận đảm nhận trách nhiệm việc giao tiếp, trung chuyển dữ liệu giữa CPU, Ram, khe cắm VGA APG nên chipset cầu bắc vẫn có tỷ lệ gặp những lỗi không đáng có.

Dưới đây là một số tình huống hay gặp ở con chip này:

1. CPU không hoạt động hoặc không nhận diện được CPU

  • Nguyên nhân có thể là do socket CPU bị lỏng hoặc bị bẩn. Hãy kiểm tra và vệ sinh socket, sau đó thử gắn CPU lại một cách chặt chẽ.
  • Nếu chân socket của mainboard hoặc của CPU bị gãy hoặc bị nhiễm điện, bạn cần thay CPU mới.

2. Không nhận Ram

  • Nếu không lắp RAM, máy tính thường sẽ phát ra tiếng bíp bíp kéo dài. Gắn RAM vào để kiểm tra xem máy tính có khởi động không.
  • Nếu máy tính vẫn không hoạt động sau khi lắp RAM, có thể RAM bị lỗi hoặc không tương thích với bo mạch chủ, hãy thử thay RAM khác.

3. Không nhận VGA (Card đồ họa)

Nếu thấy máy tính không nhận card đồ họa (AGP hoặc PCIe) hoặc card đồ họa onboard không hoạt động, hãy kiểm tra xem card đồ họa rời có được gắn chặt và đã được cấp điện đúng công suất chưa.

Trường hợp bật máy vẫn chưa lên hình, chưa nhận card đồ họa dù đã cắm chắc vào khe PCIe thì hãy sử dụng card test main để check xem nó có trả về lỗi 25 hoặc 26 không. Nếu có thì có vẻ card đồ họa của bạn đang gặp vấn đề.

4. Chết tụ điện, điện trở, chết chip

Kiểm tra các tụ điện trên bo mạch chủ để xem có con nào bị cháy chập gì không.

Trường hợp xấu nhất là chip cầu bắc bị hỏng thì cần phải thay bo mạch chủ hoặc sửa chữa chuyên nghiệp.

5. Chân BGA của chip bị hỏng

Chân BGA của chip cầu bắc tựa như chân socket của CPU. Đây là các chân tiếp xúc dạng bi tròn dùng để tiếp xúc với bảng mạch để tiếp nhận tín hiệu.

Nếu mà chip này bị hỏng thì đây cũng có thể một nguyên nhân mà bạn nên lưu ý. Tuy nhiên để check được thì cần phải bóc chipset này ra bằng dụng cụ kỹ thuật chuyên biệt.

6. Chip cầu bắc bị quá nhiệt dẫn tới giảm hiệu năng hoạt động

Khi nhiệt độ bộ máy nói chung và nhiệt độ chipset lên tới mức quá cao, các miếng tản nhiệt cũng không đủ sức để thoát bớt nhiệt thì hiệu năng hoạt động của máy tính nói chung sẽ bị giảm.

Vì sao lại không thấy chip cầu bắc trên các bo mạch chủ mới nhất hiện nay?

Nếu bạn để ý có thể thấy, các mẫu mainboard đời mới hiện nay hoặc các mẫu đời cũ hơn một chút là đã không còn thấy chip cầu bắc ở phía dưới khay CPU.

Thay vào đó chỉ còn thấy mỗi chip cầu nam với miếng tản nhiệt có vẻ to hơn so với thời xưa.

Có khá nhiều lý do dẫn tới vấn đề này nhưng chủ yếu sự hiện diện của con chip này khá tốn diện tích trên bo mạch chủ cũng như sự cải tiến trong công nghệ máy tính đã dẫn tới sự thừa thãi của con chip này.

Hầu hết con chip này trước đây đã chịu trách nhiệm quản lý cả đồ họa tích hợp trong CPU (nếu có) và các khe cắm mở rộng như PCIe.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các linh kiện như CPU, Ram, khe cắm VGA chuẩn PCIe hiện đại đã tích hợp nhiều chức năng trước đây do mẫu chip nằm phía bắc này quản lý nhằm giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm diện tích và tăng tính hiệu quả của bo mạch chủ.

Hiện nay, chip cầu bắc đã được tích hợp vào chung với chip cầu nam và được thiết kế chung trên khu vực chip cầu nam ngày xưa.

Bây giờ sự kết hợp này gọi chung là chipset của bo mạch chủ. Nhiệm vụ của chipset thì vẫn là duy trì sự giao tiếp, làm cầu nối trung chuyển giữa các linh kiện với nhau, vẫn giữ nguyên các tiêu chuẩn kỹ thuật giới hạn đối với các linh kiện cắm lên mainboard.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan cùng chủ đề

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *