3 cách kiểm tra nhiệt độ CPU và cách làm mát CPU khi bị nóng

Kiểm tra nhiệt độ CPU

Cùng tìm hiểu chi tiết 3 cách kiểm tra nhiệt độ CPU của PC, laptop chuẩn chỉ nhất hiện nay. Đồng thời, hãy cùng xem những cách làm mát CPU khi nó bị quá nhiệt như nào trong bài viết dưới đây của Protech Computer nhé.

Cách 1: Kiểm tra nhiệt độ CPU bằng cảm quan trực tiếp

Sử dụng tay để chạm nhẹ vào vùng xung quanh quạt tản nhiệt CPU là cách thức đơn giản nhất mà bạn có thể thực hiện.

Nếu cảm thấy bề mặt CPU quá nóng khi chạm vào trong thời gian dài, có thể CPU đang ở hoạt động ở mức nhiệt độ cao.

Đồng thời, nếu thấy quạt CPU quay với một tốc độ nhanh, có tiếng quạt kêu, khí nóng phả ra nóng hơn bình thường thì chứng tỏ CPU đang bị quá nhiệt, ép buộc quạt tản nhiệt hoạt động hết công suất.

Dùng tay để kiểm tra nhiệt độ cpu
Dùng tay để kiểm tra nhiệt độ CPU trực tiếp

Cách 2: Check nhiệt độ CPU trong BIOS (UEFI)

Tắt máy tính và khởi động lại máy tính, nhanh tay bấm các phím trên bàn phím để truy cập vào BIOS (UEFI).

Khởi động lại máy tính và truy cập vào BIOS (hoặc UEFI) bằng cách nhấn phím tương ứng khi khởi động.

Trong phần cài đặt BIOS, bạn có thể tìm thấy thông tin về nhiệt độ CPU, tốc độ hoạt động của quạt tản nhiệt CPU cùng một vài thông tin khác.

Lưu ý, giao diện và các tính năng trong BIOS (UEFI) của mỗi hãng sản xuất mainboard là khác nhau nên bạn cần tìm kiếm kỹ để check được nhiệt độ của CPU.

Cách kiểm tra nhiệt độ CPU trong BIOS (UEFI)
Check nhiệt độ của CPU trong phần BIOS của hệ thống máy tính

Cách 3: Dùng phần mềm kiểm tra nhiệt độ CPU

AIDA64 Extreme

Thông tin phần mềm

  • Nhà phát hành: AIDA64
  • Hệ điều hành: Tất cả các phiên bản Windows 32-bit và 64-bit, Windows 11/Server 2022
  • Link download phần mềm: https://www.aida64.com/downloads
  • Dung lượng file: 47.08 MB file cài đặt trực tiếp .exe / 50.41 MB file nén .zip
  • Trả phí và Miễn phí

Ngoài chức năng kiểm tra nhiệt độ CPU, AIDA64 Extreme còn cung cấp nhiều thông tin khác của CPU nói riêng và các phần cứng khác nói chung.

kiểm tra nhiệt độ cpu win 10 bằng phần mềm AIDA64 Extreme
Kiểm tra nhiệt độ CPU trên Windows bằng phần mềm AIDA64 Extreme

SpeedFan

  • Nhà phát hành: Almico Software
  • Hệ điều hành: Windows 9x/ME/NT/2000/2003/XP/Vista/ 7/8/10
  • Link tải phần mềm phiên bản mới nhất: https://www.almico.com/speedfan452.exe
  • Bo mạch chủ mà SpeedFan hỗ trợ tốt nhất:
  • ASUS A7V8X-LA (Kelut)
  • ABIT IS7-E
  • TYAN Thunder K8WE (S2895)
  • SHUTTLE FN41
  • ASUS P5N32-E SLI
  • ABIT IC7-G
  • ABIT BP6
  • Dung lượng: 2.9 MB
  • Miễn phí

SpeedFan có các chức năng chính như sau:

  • Kiểm tra nhiệt độ CPU, nhiệt độ của Ram và ổ cứng (cả HDD lẫn SSD).
  • Kiểm tra, theo dõi tốc độ, điện áp sử dụng của quạt tản nhiệt.
  • Theo dõi và cảnh báo tình trạng quá nhiệt của toàn hệ thống.
kiểm tra nhiệt độ cpu win 11 bằng phần mềm Speedfan
Kiểm tra nhiệt độ CPU bằng phần mềm Speedfan

CPUID HWMonitor

Thông tin về phần mềm:

Sau khi bạn cài đặt phần mềm thì tìm tới tên loại CPU bạn đang dùng, mở phần Temperatures để xem nhiệt độ của CPU.

Thậm chí, phần mềm này còn có thể xem chi tiết nhiệt độ của từng nhân CPU đang ở mức bao nhiêu.

phần mềm kiểm tra nhiệt độ cpu và gpu CPUID HWMonitor
Phần mềm kiểm tra nhiệt độ CPU và phần cứng khác CPUID HWMonitor

Speccy

Thông tin phần mềm:

Để kiểm tra nhiệt độ CPU, bạn bấm vào dòng CPU ở cột bên trái hiện trên giao diện màn hình.

Ở phía bên phải, Speccy sẽ hiển thị các thông tin của loại CPU đang trang bị.

Tìm tới phần Average Temperature để kiểm tra mức nhiệt độ hiện tại của CPU.

Không chỉ là phần mềm kiểm tra nhiệt độ CPU mà nó còn hiển thị nhiều thông tin khác như thông số kỹ thuật, hiệu năng sử dụng thực tế hiện tại của CPU và của nhiều phần cứng khác trong hệ thống máy tính.

Ưu điểm lớn nhất của Speecy mà CCleaner đã xây dựng đó là giao diện đơn giản, dễ nắm bắt thông tin.

ứng dụng kiểm tra nhiệt độ cpu Speccy
Check nhiệt độ CPU trên phần mềm Speccy

HWiNFO64

Thông tin phần mềm

  • Nhà phát hành: HWiNFO
  • Hệ điều hành: Windows 95 => Windows 11 / WinPE
  • Link download phần mềm: https://www.hwinfo.com/download/
  • Dung lượng file: 10.8 MB phiên bản .exe / 10.5 MB phiên bản nén .zip
  • Trả phí và Miễn phí

HWiNFO64 là một phần mềm theo dõi, kiểm tra thông số khi hoạt động của các linh kiện máy tính có thiết kế giao diện và tính năng khá tương đồng với phần mềm CPU-Z và phần mềm Speccy.

tải phần mềm kiểm tra nhiệt độ CPU HWiNFO64
Phần mềm kiểm tra nhiệt độ CPU HWiNFO64

Core Temp

Thông tin phần mềm

Đây là một ứng dụng kiểm tra nhiệt độ CPU máy tính cực kỳ nhẹ (chỉ khoảng 1MB) và giao diện cũng rất dễ theo dõi.

Core Temp hiển thị các thông số cơ bản của CPU như tên chip, socket, xung nhịp, điện áp đang sử dụng.

Nhiệt độ của CPU hiển thị ở phía dưới của phần mềm với các thông số gồm nhiệt độ trung bình, nhiệt độ nhỏ nhất – lớn nhất, mức hoạt động của từng nhân CPU.

Cách kiểm tra nhiệt độ CPU win 11 với phần mềm CoreTemp
Kiểm tra nhiệt độ CPU với phần mềm CoreTemp

Real Temp

Thông tin phần mềm

Real Temp là một phần mềm theo dõi, kiểm nhiệt độ được thiết kế chủ yếu cho các CPU Intel.

Giao diện nhỏ gọn, dễ sử dụng, thông tin về nhiệt độ CPU được hiển thị nổi bật ở giữa giúp người dùng dễ nắm bắt nhất có thể.

Giống với nhiều phần mềm kiểm tra nhiệt độ CPU khác, Real Temp cũng cho phép người dùng theo dõi nhiệt độ của từng nhân có trong CPU.

Nhưng hơn ở chỗ, Real Temp có các tùy chọn theo dõi từng nhân của CPU với các ô tích chữ V, người dùng muốn theo dõi nhiệt độ của nhân CPU nào thì tích chọn, cái nào không cần thì bỏ chọn.

Cách kiểm tra nhiệt độ CPU laptop, PC với ứng dụng Real Temp
Check nhiệt độ CPU laptop, PC với phần Real Temp

MSI Afterburner

Thông tin phần mềm

Đây là phần mềm kiểm tra nhiệt độ CPU khi chơi game có tính năng hiển thị các thông số của linh kiện theo thời gian thực và được phân chia màu hiển thị cho từng loại linh kiện một cách rõ ràng.
Về CPU, khi mở MSI Afterburner sẽ hiển thị mức % hoạt động của CPU, nhiệt độ CPU, mức xung nhịp, tốc độ của quạt tản nhiệt khí,…

Phần mềm MSI Afterburner kiểm tra nhiệt độ của chip CPU
Phần mềm MSI Afterburner kiểm tra nhiệt độ của CPU

Open Hardware Monitor

Thông tin phần mềm

  • Nhà phát hành: Open Hardware Monitor
  • Hệ điều hành: Microsoft Windows XP / Vista / 7 / 8 / 8.1 / 10
  • Link download phần mềm: https://openhardwaremonitor.org/downloads/
  • Dung lượng file: 491KB file nén đuôi .zip
  • Miễn phí

Open Hardware Monitor là app kiểm tra nhiệt độ CPU có dung lượng cực kỳ nhẹ, chưa đến 500KB.

Phần mềm này được thiết kế với giao diện và tính năng cực kỳ giống với CPUID HWMonitor.

Giao diện hiển thị được cấu trúc theo dạng cây và đóng mở các thông số của từng linh kiện.

Để kiểm tra nhiệt độ của CPU, bạn bấm vào nút (+) trên tên của CPU đang dùng để xổ ra các thông số ở bên dưới.

Check nhiệt độ của CPU bằng phần mềm Open Hardware Monitor
Xem nhiệt độ của CPU bằng phần mềm Open Hardware Monitor

CPU-Z

Thông tin phần mềm

  • Nhà phát hành: CPUID
  • Hệ điều hành: Microsoft Windows XP / Vista / 7 / 8 / 8.1 / 10
  • Link download phần mềm: https://www.cpuid.com/softwares/cpu-z.html
  • Dung lượng file: 2 MB file cài đặt trực tiếp .exe
  • Miễn phí

CPU-Z là phần mềm kiểm tra thông tin của hầu hết mọi linh kiện trong máy tính (trừ nguồn). Phần mềm này hiển thị mọi thông số của các linh kiện máy tính.

Ngoài phiên bản mặc định với thiết kế giao diện tông màu xám và màu tím đặc trưng, CPU-Z cũng có các phiên bản được custom riêng cho các hãng công nghệ như MSI Gaming, Asrock Taichi/Formula, Gigabyte/Gigabyte Aorus, Cooler Master, Asus ROG.

kiểm tra nhiệt độ cpu bằng cpu-z
Phần mềm kiểm tra nhiệt độ chip xử lý CPU-Z

Ryzen Master (Dành cho CPU AMD)

Thông tin phần mềm

Ryzen Master là phần mềm theo dõi các thông số trong quá trình hoạt động của CPU AMD Ryzen.

Phần mềm này hiển thị rất nhiều thông tin với cách thức trực quan hơn rất nhiều.

Ngoài những con số thể hiện nhiệt độ, Ryzen Master còn biểu thị mức nhiệt đang sinh ra đã đạt tới ngưỡng mức nhiệt cho phép của CPU hay không nhờ các vòng tròn biểu thị.

Kiểm tra nhiệt độ của chip AMD Ryzen bằng phần mềm Ryzen Master
Phần mềm Ryzen Master kiểm tra nhiệt độ và hiệu năng của CPU AMD Ryzen

6 cách làm mát CPU khi bị nóng để hoạt động ổn định và bền bỉ

Nếu check nhiệt độ CPU mà thấy nó lên tới 80 – 90 độ C hoặc hơn thì sau đây là một vài cách để làm mát, giữ mức ổn định của CPU để hạn chế tình trạng bị quá nhiệt.

Cách 1: Tắt bớt các phần mềm ứng dụng không sử dụng.

Cách 2: Gỡ hoặc xóa các phần mềm không cần thiết

Cách 3: Vệ sinh lại PC, laptop nói chung kết hợp thay keo tản nhiệt chất lượng tốt

Cách 4: Đặt PC, laptop trong không gian có nhiệt độ mát khoảng 25 độ C đổ xuống

Cách 5: Thay các quạt tản nhiệt khí CPU cơ bản (tản stock) thành các loại tản nhiệt khí cao cấp hơn. Thậm chí hãy sử dụng tản nhiệt nước All-in-one hoặc tản nhiệt nước custom (nếu có điều kiện tài chính).

Cách 6: Đảm bảo luồng gió tản nhiệt trong bộ case (Airflow) có luồng nhiệt đi vào và đi ra tốt nhất, làm tăng khả năng thoát nhiệt trong không gian vỏ case.

Nhiệt độ CPU bao nhiêu là ổn?

Nhiệt độ CPU được coi là ổn định khi nằm trong khoảng từ 30 đến 80 độ Celsius (°C) đối với PC Desktop.

Còn với laptop thì nên duy trì ổn định trong khoảng 30 – 70 độ là đẹp vì khả năng tản nhiệt của laptop kém hơn so với desktop.

Tuy nhiên, nếu CPU hoạt động nặng, nhiệt độ có thể tăng lên khoảng 80 đến 90 độ Celsius mà vẫn chấp nhận được.

Để đảm bảo an toàn và tuổi thọ máy tính, nên duy trì nhiệt độ CPU ở mức thấp nhất có thể với các biện pháp vừa được chia sẻ bên trên.

CPU sinh nhiệt nóng như thế nào?

Quá trình CPU sinh ra nhiệt năng

Trong quá trình hoạt động, các bóng bán dẫn và các bộ phận khác trong CPU tiếp xúc nhau, tạo ra ma sát rồi sinh ra nhiệt năng.

Điện năng tiêu thụ trong quá trình hoạt động cũng chuyển đổi thành nhiệt năng, tạo ra lượng nhiệt độ tăng cao trong CPU.

Tác hại của CPU khi có nhiệt độ quá nóng

Cái gì nóng quá thì cũng không tốt, CPU cũng vậy. Khi CPU hoạt động ở nhiệt độ quá cao, có thể xảy ra các vấn đề sau:

  • Giảm mức xung nhịp: Nhiệt độ quá nóng ảnh hưởng đến khả năng xử lý của CPU, làm giảm mức xung nhịp, kéo theo làm chậm tốc độ xử lý dữ liệu, thuật toán,…
  • Hỏng hóc phần cứng bên trong CPU: Nhiệt năng sinh ra quá nhiều và ở mức độ cao trong thời gian dài có thể làm hỏng các linh kiện bên trong của con chip như transistors, bộ nhớ cache, mạch điện,…
  • Gây nên các hiện tượng đơ, treo máy: nhiệt độ CPU cao làm CPU không xử lý được dữ liệu, dễ xảy ra tình trạng máy tính bị đơ, treo, bị restart lại máy, màn hình xanh chết chóc (BSOD – Blue screen of death)…
  • Rủi ro về tuổi thọ: Nhiệt độ cao liên tục có thể làm giảm tuổi thọ của CPU nói riêng và toàn bộ hệ thống máy tính nói chung.

Trên đây là 3 cách kiểm tra nhiệt độ CPU chính cùng với 6 cách làm giảm nhiệt độ CPU khi bị nóng hoặc duy trì CPU luôn mát mẻ, ổn định và các thông tin liên quan.

Hy vọng với những gì chia sẻ về cách kiểm tra nhiệt độ CPU trong bài viết đã giúp ích được cho bạn về vấn đề này.

Nếu gặp có khó khăn gì trong việc kiểm tra nhiệt độ CPU thì hãy liên hệ với Protech Computer theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ sớm nhất nhé.

Công ty cổ phần công nghệ Protech Computer

Website: https://protechcomputer.vn/

Địa chỉ: 216 Trần Đại Nghĩa, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: 0328.355.355

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan cùng chủ đề

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *