Hậu tố chip Intel – Tất tần tật những điều thú vị về nó

Nói về hậu tố chip Intel, hẳn vẫn có nhiều người chưa phân biệt hoặc nhận dạng yếu tố này trên một con CPU của Intel. Đặc biệt, Intel mỗi năm lại ra thêm một hoặc thậm chí là 2 thế hệ CPU mới và tương lai nâng cấp thêm những công nghệ, tính năng mới thì vấn đề hiểu rõ hậu tố của CPU Intel là việc cần thiết. Cùng Protech Computer khám phá chi tiết hơn về vấn đề này trong nội dung dưới đây nhé.

Các hậu tố chip Intel là gì? Giải mã ý nghĩa từng hậu tố CPU Intel

Hậu tố là ký tự đứng cuối cùng trong dải tên của các sản phẩm CPU Intel và thường là các chữ cái riêng biệt và cũng là chữ cái đầu tiên.

Các hậu tố của các mẫu CPU Intel không chỉ đơn giản là một phần của tên, mà nó còn là một dấu hiệu quan trọng giúp bạn hiểu rõ hơn về khả năng và đặc trưng của bộ xử lý Intel mà bạn định chọn.

Để biết đâu là ký tự hậu tố thì bạn hãy nhìn vào ký tự đứng cuối cùng của tên CPU Intel:

  • Intel Core i3-12100F: hậu tố F
  • Intel Core i5-13600K: hậu tố K
  • Intel Pentium G6400T: hậu tố T

Đối với máy tính để bàn (PC Desktop) và máy tính xách tay laptop thì CPU Intel sẽ có các dòng với hậu tố khác nhau trên mỗi kiểu thiết bị.

Hậu tố Intel của CPU của PC

Dưới đây là bảng tổng hợp các hậu tố chip Intel dành cho máy tính bàn PC desktop:

Hậu tốÝ nghĩa
FCon chip không có card onboard được tích hợp để xuất hình ảnh, bạn cần phải trang bị thêm VGA rời.
KHậu tố thể hiện CPU Intel đó được mở khóa tính năng tăng mức xung nhịp cao hơn mức xung nhịp tối đa theo lý thuyết của Intel công bố.
HKLà dòng CPU Intel hiệu năng cao và cho phép ép xung nhịp để có hiệu suất tối đa.
MDòng CPU dành cho điện thoại, máy tính bàn có kích thước mỏng nhẹ.
HQDòng CPU có hiệu năng cao với 4 nhân thực.
MQVi xử lý di động có 4 nhân thực nhưng dành cho thiết bị di động
EVi xử lý lõi kép dùng để nhúng
SDòng CPU được tối ưu hóa hiệu năng hoạt động.
TChip Intel tối ưu điện năng tiêu thụ.
X/XEDòng CPU Intel có nhiều nhân, nhiều luồng, xung nhịp và tính ổn định cao

Hậu tố Intel của CPU cho laptop

Hậu tốÝ nghĩa 
G (Từ G1-G7)CPU trên laptop có card đồ họa tích hợp
HXung nhịp cao, hiệu suất cao, thường được trang bị trên các dòng laptop gaming.
UHậu tố chip Intel này biểu thị là dòng CPU có khả năng tiết kiệm điện năng.
PHậu tố CPU Intel thể hiện có mức hiệu năng hoạt động và mức tiêu thụ điện năng trung bình. Có thể nói hậu tố CPU Intel P có sức mạnh giữa dòng U và H.
QCPU có 4 nhân thực

Các dòng CPU Intel đang có hiện nay

1. Intel Core i

Intel Core là tên gọi quen thuộc của dòng CPU phổ biến nhất của Intel trong thế giới máy tính nói chung.

Lịch sử phát triển của dòng chip Intel Core bắt đầu vào tháng 1 năm 2006 với phiên bản đầu tiên là Core Solo và Core Duo.

Từ đó đến nay, dòng chip này đã trải qua một loạt các thế hệ với sự nâng cấp liên tục về công nghệ và hiệu suất. Các phiên bản về sau được biến đổi với sự hiện diện của các hậu tố thể hiện đặc trưng của dòng chip.

Dòng CPU Intel Core i được xem là dòng sản phẩm thành công nhất của Intel và được phổ biến trên toàn thế giới.

Hiện tại, có bốn dòng chip Intel Core i chính: Core i3, Core i5, Core i7 và Core i9. Mỗi dòng có hiệu năng tăng dần từ i3 tới i9, đáp ứng đủ mọi nhu cầu từ các công việc văn phòng đến gaming và đồ họa chuyên nghiệp.

CPU Intel Core i3

Intel Core i3 là sự lựa chọn tốt cho những người dùng cần một máy tính phổ thông. Các chip Core i3 ban đầu có 2 nhân và 4 luồng do có sự hỗ trợ của công nghệ siêu phân luồng (Hyper Threading).

Tuy nhiên, điểm yếu của dòng CPU Intel này xung nhịp Turbo Boost không được cao hoặc thậm chí có nhiều dòng CPU còn không có công nghệ Turbo Boost này cho phép tăng xung tự động khi cần xử lý tác vụ nặng.

Điều này có nghĩa là chúng hoạt động ở tốc độ thấp hơn trong các tác vụ thông thường để tiết kiệm điện năng. Intel Core i3 thường được sử dụng trong các máy tính giá rẻ, thích hợp cho công việc văn phòng và nhiệm vụ đơn giản.

Hậu tố CPU Intel Core i3 trên laptop thường là dòng G. Đối với CPU trên PC để bàn thường là dòng F.

hậu tố cpu intel core i3

Intel Core i5

Intel Core i5 là dòng CPU cao hơn một bậc so với dòng Intel Core i3, có hiệu suất tốt hơn tối thiểu gấp đôi. Các chip Core i5 thường có tối thiểu 4 nhân trên cả phiên bản trên laptop và PC.

Phổ thông nhất hiện nay thì các CPU Intel Core i5 sở hữu 6 nhân 12 luồng trở lên. Dòng CPU này xử lý tốt cả tác vụ đơn giản và đa nhiệm, đồng thời cung cấp hiệu suất tốt cho xử lý đồ họa và chơi game trên các dòng laptop, PC tầm trung.

Hậu tố F, K, T là những hậu tố hay dùng cho các CPU cho máy tính để bàn PC. Còn với laptop thì là CPU hay có hậu tố như U, G, H.

hậu tố của chip intel core i5

Intel Core i7

Intel Core i7 là dòng chip cao cấp và có hiệu năng ấn tượng, thường được trang bị trên các dòng laptop và máy tính bàn chơi game, làm việc phức tạp cao cấp.

Trước đây, Core i7 thế hệ trước trên PC thường có 4 hoặc 6 nhân, tùy thuộc vào phiên bản, thế hệ. Tương tự, trên laptop, CPU Intel Core i7 của thế hệ cũ thường đi kèm với 2 hoặc 4 nhân, tuỳ theo mẫu sản phẩm.

Tuy nhiên, hiện nay Intel đã nâng cấp và cải tiến Core i7 với số lượng nhân đa dạng hơn, làm cho máy tính của bạn hoạt động mạnh mẽ hơn và đáp ứng tốt hơn mọi nhu cầu.

Về vấn đề hậu tố của dòng chip này, Intel Core i7 thường có các dòng chip với hậu tố như F, K, KS, KF trên phiên bản PC. Trên laptop, mobile thì là M, QM, HQ, H,…

hậu tố intel core i7

Intel Core i9

CPU Intel Core i9 là phiên bản cao cấp nhất của dòng chip Intel Core i này. Được chế tạo đặc biệt cho các laptop chơi game và máy tính bàn cao cấp chuyên dành cho các tác vụ sáng tạo đòi hỏi hiệu suất cực cao, chẳng hạn như thiết kế đồ họa 3D, chỉnh sửa video độ phân giải cao 4K/8K.

Hậu tố CPU Intel Core i9 thường là các hậu tố K, KS, KF hoặc X/XE. Đây đều là những hậu tố thể hiện con chip có hiệu năng cực cao.

hậu tố cpu intel core i9

2. Intel Pentium

Chip Intel Pentium là dòng CPU tầm trung của Intel dành cho cả laptop và máy tính để bàn có hiệu năng cơ bản.

Với công nghệ sản xuất tiên tiến ở tiến trình 22nm và nâng cấp dần lên tới 14nm, 10nm, các chip Intel Pentium thường sở hữu 2 nhân xử lý và một số phiên bản còn có 4 nhân, giúp bạn xử lý nhiều công việc văn phòng một cách mượt mà.

Dải xung nhịp từ 1,1 GHz đến 3,5 GHz đảm bảo bạn có đủ sức mạnh để xử lý tác vụ phổ thông, cơ bản hàng ngày.

Hậu tố của dòng CPU này thường này khá ít do là mẫu CPU hiệu năng tầm thấp. Chủ yếu là dòng chip có hậu tố T trên PC và U trên laptop.

3. Intel Celeron

Khi nói về chip Intel Celeron, có thể nói đây như là một phiên bản rút gọn từ dòng sản phẩm Intel Pentium.

CPU Intel Celeron được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của người dùng có ngân sách hạn chế. Dòng chip này có một hiệu năng tương đối thấp với ít bóng bán dẫn và bộ nhớ Cache bị cắt giảm so với các dòng cao cấp hơn như Pentium hay Core i khá nhiều.

Do hiệu năng và tốc độ xử lý thấp hơn, chip Intel Celeron thường xuất hiện trong các dòng máy tính học tập hoặc văn phòng giá rẻ, lý tưởng cho học sinh, sinh viên và các công việc văn phòng cơ bản như soạn thảo văn bản trên Word, Excel và các hoạt động như xem phim, duyệt web, hoặc nghe nhạc.

Hậu tố của CPU Intel Celeron chủ yếu là T, TE hoặc E. Đây là những hậu tố biểu thị dòng CPU chuyên dùng cho các thiết bị nhúng.

4. Intel Xeon

Intel Xeon là dòng chip thích hợp cho đối tượng doanh nghiệp, máy trạm và máy chủ. Bộ vi xử lý này không chỉ đáp ứng nhu cầu về tính ổn định cao mà còn mang đến một loạt tính năng ấn tượng.

Intel Xeon được thiết kế với nhiều phiên bản, biến thể, từ những phiên bản 4 nhân xử lý từ rất xưa cho đến cả trăm nhân trăm luồng như bây giờ.Điều này cho phép bạn lựa chọn tùy theo nhu cầu công việc cụ thể của bạn.

Intel Xeon được thiết kế để chạy 24/7 trong môi trường doanh nghiệp, với độ ổn định và độ tin cậy cao.

Các hậu tố phổ biến của dòng chip này gồm: F (dành cho dòng Xeon thế hệ thứ 1), L, M, Y, H, N, P, Q, R, S, T, U, V

Phân tích cấu trúc tên của CPU Intel

Tất cả các CPU Intel đều tuân theo một hệ thống đặt tên cụ thể. Mỗi phần trong tên gọi của các sản phẩm đều chứa nhiều thông tin quan trọng về sản phẩm.

Với chip Intel, cách đặt tên sản phẩm có cấu trúc như sau: Tên thương hiệu – Dòng chip – Số thế hệ CPU – Số ký hiệu tương đương với dòng Chip (SKU) – Hậu tố (Chỉ điểm đặc tính của chip).

Cấu trúc đọc tên CPU Intel

Cách đọc tên của chip intel

1. Tên thương hiệu đại diện dòng sản phẩm

Tên sản phẩm CPU của Intel luôn bắt đầu bằng tên của thương hiệu đại diện dòng sản phẩm. Cụ thể là Intel Core, Intel Pentium, Intel Xeon, Intel Celeron.

2. Dòng chip

Trong mỗi thương hiệu chip thì Intel lại phát triển nhiều dòng chip với các thông số kỹ thuật cơ bản thuộc tiêu chuẩn của thương hiệu chip đó.

Ví dụ:

  • CPU Intel Core i có 4 dòng với hiệu năng từ thấp tới cao: i3-i5-i7-i9
  • CPU Intel Xeon có các dòng như: Xeon E, Xeon W, Xeon D, Xeon Platinum, Xeon Gold, Xeon Silver, Xeon Bronze,…

3. Số thế hệ của CPU

Tính tới thời điểm hiện tại, CPU Intel đã được phát triển rất nhiều thế hệ. Ví dụ như dòng chip Intel Core i đã phát triển tới thế hệ thứ 13 và chuẩn bị tiếp tục với thế hệ thứ 14.

Mỗi dòng chip Intel Core/Celeron/Pentium/Xeon lại có sự khác biệt về yếu tố thế hệ CPU này trong tên gọi của nó.

Tuy nhiên, hằng năm Intel khi ra mắt thế hệ chip mới thường sẽ phát triển đồng loạt trên các dòng sản phẩm. Vì thế để nhận biết dễ nhất là thế hệ CPU Intel hiện là thế hệ thứ bao nhiêu thì bạn có thể xác định dựa theo thế hệ của dòng CPU Intel Core rồi tìm kiếm các dòng khác trong cùng năm sản xuất là được.

4. Số ký hiệu dòng Chip

Số ký hiệu sản phẩm (SKU) là một yếu tố mà bạn có thể nhìn vào để đánh giá hiệu năng của một con CPU Intel, nhất là khi bạn đang so sánh nhiều sản phẩm khác cùng thế hệ và cùng dòng.

Ví dụ: Intel Core i5-12600K có hiệu năng mạnh hơn so với Intel Core i5-12400.

5. Các hậu tố chip Intel

Như đã giải thích ở trên, hậu tố chip Intel chính là các ký tự đứng ở cuối trong tên chip. Mỗi một hậu tố đều thể hiện ý nghĩa, tính năng đặc trưng cho dòng chip đó.

Về danh sách hậu tố chi tiết thì bạn hãy xem lại ở phần trên để hiểu rõ hơn về các dòng CPU Intel nhé.

Một vài thông tin về dòng CPU Intel Core thế hệ thứ 14 mới nhất sắp ra mắt

Theo định hướng phát triển dự kiến, các CPU Intel Core thuộc thế hệ 14 sẽ tiến hành sản xuất trên tiến trình Intel 4 (7 nm), một tiến trình nâng cấp hơn so với tiến trình Intel 7 (10 nm) mà hiện tại đang sử dụng trong thế hệ thứ 13 của dòng sản phẩm Intel Core.

Khi ra mắt  dòng vi xử lý Intel Core Gen 12th và Intel Core Gen 13th đến công chúng, Intel đã giới thiệu kiến trúc Hybric, sắp xếp các nhân xử lý thành hai loại: 8 nhân P-Core chất lượng cao và 16 nhân E-Core tiết kiệm năng lượng. Điều này đã tạo ra 16 luồng xử lý và đảm bảo tính linh hoạt cho các tác vụ nặng và nhẹ.

Bắt đầu từ thế hệ Meteor Lake (thế hệ 14), Intel sẽ thay đổi cách đặt tên dòng vi xử lý của mình sang Core 3, Core 5, Core 7 và Core 9, tương ứng với các dòng chip Core i3, Core i5, Core i7 và Core i9 của các thế hệ trước đây. Điều này đồng nghĩa với việc áp dụng một quy tắc đặt tên mới cho các vi xử lý trong tương lai – Core 3/5/7/9.

Ngoài ra, đối với các CPU cao cấp nhiều nhân luồng, hậu tố CPU Intel “Ultra” sẽ là cái tên được thêm vào tên. Số mô hình vi xử lý sẽ được đặt sau cụm từ “Processor”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan cùng chủ đề

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *