Hướng dẫn kiểm tra mainboard cũ

Trong các linh kiện trên máy tính, mainboard là bộ phận kết nối rất nhiều các linh kiện khác, giúp máy tính chạy ổn định. Để tiết kiệm chi phí, rất nhiều người chọn mua mainboard cũ nhưng lại không biết cách kiểm tra main, dẫn tới việc mua phải hàng kém chất lượng. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn kiểm tra mainboard cũ chuẩn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Kiểm tra tụ điện

Bởi vì main thường hay bị hư tụ điện nên bạn có thể quan sát bằng mắt thường xem các tụ điện có bị phù xì không. Đồng thời, phải chú ý hơn đến dàn tụ ở gần chỗ gắn CPU.

Kiểm tra các chân tiếp xúc

Kiểm tra các chân tiếp xúc
Kiểm tra các chân tiếp xúc

Bạn kiểm tra các chân tiếp xúc của cổng PCI, cổng VGA gắn card màn hình, IC… trên main còn chắc chắn không, có bị gãy không. Hoặc có dấu hiệu lạ khác thường như nhựa thông trong hàn chì bị cháy xém, Main có dấu hiệu bị ăn mòn, hoen gỉ, xỉn màu do bảo quản không tốt.

Kiểm tra bằng card test main

Tháo tất cả các thiết bị ra khỏi Mainboard kể cả RAM và CPU. Cắm Card Test Main vào khe PCI. Cấp điện nguồn cho Mainboard và bật công tắc Power. Lúc này dựa vào các đèn Led cho ta biết tình trạng Mainboard như sau:

  • Các đèn +5V, 3,3V, +12V, -12V sáng nghĩa là đã có các điện áp +5V, 3,3V, +12V, -12V hay các đường áp đó bình thường
  • Đèn CLK sáng là IC dao động tạo xung CLK trên Mainboard tốt
  • Đèn RST sáng (sau tắt) cho biết Mainboard đã tạo xung Reset
  • để khởi động CPU
  • Đèn OSC sáng cho biết CPU đã hoạt động
  • Đèn BIOS sáng cho biết CPU đang truy cập vào BIOS
  • Khi chưa gắn CPU vào Mainboard thì đèn OSC và đèn BIOS sẽ không sáng còn lại tất cả các đèn khác đều phát sáng là Mainboard bình thường (riêng đèn RST sáng rồi tắt)
  • Khi gắn CPU vào, nếu tất cả các đèn Led trên đều sáng là cả Mainboard và CPU đã hoạt động. Mainboard và CPU hoạt động thì tất cả đèn Led đều sáng.

Kiểm tra loa mã bíp

Trước hết bạn cần rút phích cắm các thiết bị không phải CPU và bộ nhớ. Sau đó, khởi động hệ thống vào BIOS để thực hiện ĐĂNG. Bạn nghe kỹ số lần tiếng bíp phát ra để biết tình trạng:

  • 1 tiếng bíp – Làm mới thất bại: Gắn lại / thay thế bộ nhớ, khắc phục sự cố bo mạch chủ
  • 2 tiếng bíp – Lỗi chẵn lẻ: Gắn lại / thay thế bộ nhớ, khắc phục sự cố bo mạch chủ
  • 3 tiếng bíp – Lỗi bộ nhớ (64KB đầu tiên): Gắn lại / thay thế bộ nhớ
  • 4 tiếng bíp – Hỏng bộ hẹn giờ: Khắc phục sự cố bo mạch chủ
  • 5 tiếng bíp – Lỗi bộ xử lý: Khắc phục sự cố CPU, bo mạch chủ
  • 6 tiếng bíp – Bộ điều khiển bàn phím bị lỗi: Khắc phục sự cố bàn phím, bo mạch chủ
  • 7 tiếng bíp – Lỗi ngoại lệ chế độ ảo: Khắc phục sự cố CPU, bo mạch chủ
  • 8 tiếng bíp – Lỗi bộ nhớ hiển thị: Khắc phục sự cố Card đồ họa, bo mạch chủ
  • 9 tiếng bíp – Lỗi kiểm tra ROM BIOS: Thay thế ROM BIOS, khắc phục sự cố bo mạch chủ
  • 10 tiếng bíp – Lỗi đăng ký tắt máy CMOS: Khắc phục sự cố bo mạch chủ
  • 11 tiếng bíp – Lỗi bộ nhớ đệm L2: Khắc phục sự cố bộ nhớ đệm L2, bo mạch chủ
  • Tiếng bíp liên tục – Lỗi bộ nhớ hoặc video: Khắc phục sự cố bộ nhớ, card đồ họa, bo mạch chủ.
Kiểm tra loa mã bíp
Kiểm tra loa mã bíp

Trên đây là hướng dẫn kiểm tra mainboard cũ. Hi vọng rằng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0356485555 – 0325.355.355 – 0858.555.552 hoặc truy cập vào website của Protech Computer [TẠI ĐÂY] để được giải đáp và tham khảo thêm nhiều cấu hình máy tính chơi game giá rẻ cũng như các linh kiện đi kèm khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan cùng chủ đề

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *